Di sản của Đế quốc Tây Ban Nha Carlos III của Tây Ban Nha

Chân dung của Elisabeth Farnese

Năm 1714, Hiệp ước Utrecht được ký kết, chính thức chấm dứt Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha (1701 - 1714) và làm giảm sức mạnh chính trị cũng như quân sự của Tây Ban Nha, nơi mà Nhà Bourbon đã cai trị từ năm 1700. Theo các điều khoản của hiệp ước, Đế quốc Tây Ban Nha, vẫn giữ lại các lãnh thổ thuộc địa của mình ở Tân Thế giớiPhilippines, nhưng phải nhượng lại cho Quân chủ Habsburg của Áo lãnh thổ Nam Hà Lan, các Vương quốc NapoliVương quốc Sardegna, Công quốc MilanBang Presidi. Nhà Savoy giành được Vương quốc Sicily, trong khi đó Vương quốc Anh giành được đảo Menorca và pháo đài ở Gibraltar.

Năm 1700, cha của Carlos, ban đầu là Hoàng tử của Pháp thuộc Nhà Bourbon được gọi là Philip của Anjou, trở thành vua của Tây Ban Nha với vương hiệu Philip V. Trong suốt thời gian cai trị của mình từ năm 1700 đến năm 1746, ông đã liên tục cố gắng giành lại các lãnh thổ của Tây Ban Nha bị mất trong Hiệp ước Utrecht. Năm 1714, sau cái chết của người vợ đầu tiên - Công chúa Maria Luisa Gabriella của Savoy, Hồng y Piacenza Guilio Alberoni đã dàn xếp thành công cuộc hôn nhân chóng vánh giữa vua Philip V và Elisabeth Farnese, con gái riêng đồng thời cũng là cháu ruột của Francesco Farnese, Công tước Parma, hai người kết hôn vào ngày 24/12/1714; bà nhanh chóng chứng tỏ quyền lực của mình bằng cách tạo sức ảnh hưởng để vua Philip V bổ nhiệm Hồng y Giulio Alberoni làm thủ tướng Tây Ban Nha vào năm 1715.

Vào ngày 20/01/1716, Elisabeth hạ sinh hoàng tử Carlos III tại Cung điện Hoàng gia Alcazar ở Madrid. Ông là người đứng thứ tư trong hàng kế vị ngai vàng, xếp sau 3 người anh cùng cha khác mẹ: Hoàng tử Louis, Hoàng tử Asturias (người trở thành vua trong một thời gian ngắn với vương hiệu Louis I, qua đời vào năm 1724); Hoàng từ Felipe (mất năm 1719); và Hoàng tử Ferdinand sau trở thành vua Fernando VI.

Bởi vì Công tước Francesco của Parma và người kế vị của ông không có con, Elisabeth đã thuyết phục để đưa con trai của mình là hoàng tử Carlos thế tục làm Công tước xứ Parma và Piacenza, vì tính đến lúc đó ông không có cơ hội trở thành vua của Tây Ban Nha. Elisabeth cũng tìm kiếm cho vị hoàng tử này cơ hội tiếp nhận Đại công quốc Tuscany, vì Gian Gastone de' Medici, Đại công tước Tuscany (1671 - 1737) cũng không có con. Vị Đại công tước này là anh em họ xa với Elisabeth thông qua bà cố Margherita de' Medici.